Mâm giàn giáo còn có tên gọi khác là sàn thao tác, giúp người dùng dễ dàng thao tác hơn một cách an toàn hơn là dùng ván tấm như trước kia.
Vì sao bạn phải dùng mâm giàn giáo?
- Đảm bảo an toàn trong lao động
- Mâm giàn giáo gắn kết với bộ khung giàn giáo để thao tác dễ dàng hơn
QUY CÁCH MÂM GIÀN GIÁO
Có khá nhiều kích thước mâm giàn giáo, khách hàng có thể đặt hàng theo yêu cầu tùy theo nhu cầu thi công của từng công trình cụ thể:
- Chiều dài đa dạng: 1500mm, 1600mm, 1800mm, 2000mm, 2500mm, 3000mm,…
- Chiều rộng: 300mm, 360mm, 380mm,…
- Độ dày: 1,0ly, 1,2ly, 1,4ly, 2,0ly,…
- Chủng loại: sơn dầu, mạ kẽm.
- Thiết bị an toàn: móc khóa gắn ở 2 đầu.
Kích thước chuẩn mâm giàn giáo
PHÂN LOẠI MÂM GIÀN GIÁO
– Có 2 loại mâm giàn giáo cơ bản: loại sơn dầu và mạ kẽm:
- Loại sơn dầu: độ dày tầm 1mm, dập gân là quá trình để tạo độ cứng cho tấm tole mâm giàn giáo được cứng cáp, chắc chắn, phần bên dưới mâm thao tác được hàn bởi các thanh la và liên kết chặt chẽ, hàn CO2 để giữ tấm tole chắn chắn, ở đầu 2 bên. Được đặt 4 khóa an toàn để bám vào khung giàn giáo, tạo độ an toàn tuyệt đối khi thi công.
- Loại mạ kẽm: đây là công nghệ giúp cho mâm giàn giáo không bị oxy với thời tiết khắc nghiệt. Sản phẩm này luôn được các nhà thầu xây dựng ưu tiên lựa chọn. Hiện nay, kích thước phổ biến được nhiều người sử dụng là: 1600mmx360mm. Đây là kích thước phù hợp với giàn giáo khung thông dụng hiện nay. Do ưu điểm đặc biệt của sản phẩm mạ kẽm mà báo giá mâm giàn giáo loại này cũng chênh lệch so với loại sơn dầu.
YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Độ dày tối thiểu: 1.2ly.
- Mặt sàn được dập lỗ hoặc dập gân để tránh bị trơn trượt trong quá trình thao tác.
- Mặt sàn luôn phải được trợ lực bằng các thanh la giằng chắc chắn.
- Lắp đặt khóa an toàn 2 bên, với bốn khóa chắc chắn.
- Nếu nhúng kẽm phải nhúng toàn bộ sàn trong bể trong một khoản thời gian, sau đó vệ sinh sạch sẽ.